Review 6 cuốn sách võ thuật
Quyền Cước Trung Hoa
Quyền Cước Trung Hoa giới thiệu những chiêu thế cơ bản nhất của võ thuật quyền cước của đất nước Trung Hoa, được chọn lọc trong các sách dạy về quyền cước có uy tín.
Thiếu Lâm Thần Cước
Thiếu Lâm Kim Cương Thiền Tự Nhiên Môn là một lưu phái võ thuật hiếm có của Trung Quốc. Kỹ thuật chiến đấu, nội ngoại công pháp của nó mang phong cách độc đáo, nhất là có sở trường về các đòn chân.
Võ Say
Võ say là một môn võ thuật của Trung Quốc. Các động tác của môn võ say rất đa dạng, có lúc nhẹ nhàng như đang nâng chén rượu đầy, có lúc lại bổ nhào như người đang quá say; lúc ngã sấp xuống, lúc đứng khựng lại, bất động,…
Tập luyện môn võ say có tác dụng rất tốt, toàn diện đối với cơ thể, nó khiến cho các bắp thịt săn chắc và đầy sức mạnh, các khớp xương cử động mềm mại và linh hoạt, khoẻ mạnh, máu lưu thông tốt.
Chiêu Thức Võ Thuật Đối Kháng: Phương Pháp Tấn Công Và Phòng Ngự Trong Triệt Quyền Đạo
Triệt Quyền Đạo là hình thức võ thuật do Lý Tiểu Long tổng hợp dựa trên cơ sở lý luận chiến đấu và các chiến thuật của Vịnh Xuân Quyền, Tây Dương quyền kích, kích kiếm…Qua việc kế thừa cùng với đúc rúc những tinh hoa từ võ thuật Trung Quốc truyền thống và chiến đấu của phương Tây, ông đã sáng tạo nên một môn võ học với kỹ thuật chiến đấu thuần túy lấy chiến làm mục đích, đồng thời lấy học thuyết Jiddu Krishnamurti (Ấn Độ) và tư tưởng triết học truyền thống của Đạo gia, thiền tong của Trung Quốc làm nền tảng tư tưởng.
Nhằm giúp bạn đọc có được tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình luyện tập Triệt Quyền Đạo, NXB Văn hóa Thông Tin đã cho ấn hành cuốn sách Chiêu Thức Võ Thuật Đối Kháng: Phương Pháp Tấn Công Và Phòng Ngự Trong Triệt Quyền Đạo. Cuốn sách được thiết kế và trình bày đơn giản, dễ dàng cùng với phần hình ảnh minh họa chi tiết sau mỗi chiêu thức, mỗi động tác, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thể hiểu và dần hoàn thiện các kỹ năng võ thuật của mình.
108 Thế Chiến Đấu Thiếu Lâm Chân Truyền
Thiếu Lãm Tự là cái nôi võ của Trung Quốc qua mấy trăm năm và những tinh hoa võ thuật của Thiếu Lâm Tự vẫn còn dược lưu truyền cho dến ngày nay.
108 Thế Chiến Đấu Thiếu Lâm Chân Truyền là sự kết hợp tinh túy các thế đơn giản nhưng công hiệu. Tùy theo tình huống xảy ra, mỗi một thế có thể dùng để tấn công hoặc phản công hay hóa giải một đòn thế của đối phương. Những thế ấy dược truyền dạy cho những môn sinh chính tông và được coi là những thế cần thiết, cơ bản và hiệu quả nhất mà các môn sinh Thiếu Lâm, dù ở trình độ võ thuật nào, cũng phải thành thạo. Tương truyền mỗi môn sinh Thiếu Lâm muốn được phép hạ sơn đều phải kinh qua kỳ thi sát hạch trình độ, ứng phó được các đòn thế của một trăm lẻ tám mộc nhân.
Theo truyền thống võ thuật Trung Quốc, mỗi một đòn thế đều có tên gọi ẩn dụ hình thể động tác. Trong khi biên soạn, ngoài việc phiên âm Hán – Việt tên gọi mỗi thế, tác giả ghi thêm dịch nghĩa tiếng Việt tên mỗi thế dể dùng cho võ sinh mới nhập môn có thể hiểu được.
Để tiện sử dụng, toàn bộ 108 thế được in ra thành 2 tập: Tập 1 hướng dẫn từ thế 1 đến thế 50, tập 2 từ thế 51 đến thế thế 108.
Sổ Tay Võ Thuật – Thông Tí Quyền
Lịch sử đã chứng minh được rằng: môn đồ Thiếu Lâm tự luôn là những người đại nghĩa, sẵn sàng hiến thân mình cho đất nước; là những hiệp sĩ luôn giúp đỡ những người bị hoạn nạn và tiêu diệt kẻ gian ác. Nhưng do đâu mà họ có được những đức tính đó? Do đâu mà họ có được những khả năng để giúp đời? Điều đó, một phần không nhỏ là nhờ võ công bí truyền của Thiếu Lâm tự mà ra.
Thông Tí Quyền cũng là một trong những bài quyền đặc trưng của môn Thiếu Lâm để các môn đồ thuộc hàng trung luyện tập. Thông Tí Quyền là một dạng nội công động luyện, chủ yếu luyện cho cánh tay được khỏe mạnh, thông suốt các kinh mạch và ngoài ra còn giúp nâng cao kỹ năng chiến đấu của các môn đồ.
Vnwriter
No comments: